Cuộc đời con người là hành trình tìm kiếm cái đẹp, cái đẹp trở thành đích đến trên đường đời, ta vì cái đẹp mà tồn tại. “Cái đẹp là thứ duy nhất mà thời gian không thể làm tổn hại” (Oscar Wilde). Không nằm ngoài lẽ đó, văn chương là lĩnh vực của cái đẹp. Tự thân văn học đã là hoạt động sáng tạo tuân thủ theo quy luật cái đẹp. Nhà phê bình Nga Belinsky khẳng định “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật”. Cùng bàn về đối tượng văn học phản ánh, nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: “Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thuỷ chung”.
Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới cuộc sống và con người. Ở đây chỉ nói về ba giá trị cơ bản của văn học.
1. Giá trị nhận thức
2. Giá trị giáo dục
3. Giá trị thẩm mĩ
Ngoài ra, các giáo trình LLVH cũng đề cập thêm các chức năng như giao tiếp, dự báo, … của văn học. Các bạn có thể tìm đọc thêm nhé!
Nhận định về giá trị của văn chương:
1. “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn…”
(Theo dòng, Thạch Lam)
2. “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí.”
(M. Go-rơ-ki)
3. “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.”
(Nguyễn Văn Siêu)
4. “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn.”
(Nguyễn Khải)
5. “Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao giờ cũng dũng cảm củng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người.”
(Sô-lô-khốp)
6. “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn.”
(M. L. Kalinine)
7. “Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải cuộc sống.”
(Gioóc-giơ Đuy-a-men)
8. “Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn bất kì một câu trả lời cặn kẽ nào.”
(Claudio Magris – Nhà văn Ý)
9. “Một tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.”
(L. Tôn-xtôi)
10. “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn.”
(Nam Cao)
| Nguồn tham khảo: theki.vn
NHỮNG MẢNG KIẾN THỨC LÝ LUẬN VĂN HỌC DỄ XUẤT HIỆN TRONG ĐỀ HỌC SINH GIỎI
PHẦN 1: VĂN HỌC VÀ HIỆN THỰC CUỘC SỐNG
Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Cuộc sống là nơi bắt đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào đó. Ai đó đã từng ví văn học và cuộc sống như thần Ăng Tê và Đất Mẹ. Thần trở nên vô địch khi đặt hai chân lên Đất Mẹ cũng như văn học chỉ cường tráng và dũng mãnh khi gắn liền với hiện thực đời sống. Đầu tiên và trên hết, văn chương đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật chất hiện thực.
Vậy nên, với kiến thức LLVH cơ bản này, đề bài có thể đưa ra một nhận định về mối quan hệ giữa Văn chương và hiện thực cuộc sống, sau đó yêu cầu người viết chứng minh/làm sáng tỏ từ tác phẩm hoặc trải nghiệm văn học.
Khi làm kiểu đề này, các bạn nên lưu ý: Văn chương bắt nguồn từ đời sống, nhưng sự sáng tạo của người nghệ sĩ mới tạo nên được một thế giới mới trong tác phẩm. Giống như Tề Bạch Thạch: “Nghệ thuật vừa giống vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật mị đời. Còn nếu hoàn toàn không giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật dối đời”.
Vậy nên, khi phân tích dạng đề này, chúng ta cần có thêm những lập luận xác đáng, để vấn đề được sáng tỏ và sâu sắc.
Nhận định về VĂN HỌC VÀ HIỆN THỰC CUỘC SỐNG
1. Đi ra, lấy cuộc đời dân làm cuộc đời mình
ơn nắng, cơn mưa làm điều suy nghĩ
Một tiếng chim gù cũng đến nơi rừng lạ để mà nghe.
(Chế Lan Viên)
2. Tác phẩm nghệ thuật là một hình ảnh thực tại, nhưng đó là hình ảnh có linh hồn mà chính cái linh hồn này mới làm cho tác phẩm sống. Nghĩa là dù trải qua thời gian vẫn gây được xúc động trong lòng người.
(Nguyễn Đình Thi)
3. Nghệ thuật mà không gắn với đời sống thì nó chỉ là một bông hoa ác mà thôi.
(Nguyễn Huy Tưởng)
4. Tác phẩm văn học là sự cưới xin giữa ngoại vật và nội tâm nhân vật.
(Xuân Diệu)
5. Mỗi bài thơ mà hôm nay tôi trao vào tay bạn đọc thân mến là nảy sinh cùng với mầm mống trên cái cây xao động của cuộc đời đang nở hoa. Coi thường quyển sách này sẽ là tàn nhẫn bởi vì nó gắn liền khăng khít với bản thân cuộc đời tôi.
( Lorca)
6. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học.
(Tố Hữu)
7. Văn chương sinh ra trong cuộc sống và vỗ về cuộc sống.
(Ki Ju Lee)
8. Chỉ có cuộc đời rộng rãi, chỉ có trường đời vô thường định mới dạy cho người ta biết được những câu đẹp đẽ.
(Nguyễn Tuân)
9. Người dệt thảm mặc áo rách và cuộc đời xám xít
Ấy thế nhưng cái nghề dệt mà, ta cứ dệt thảm hoa
Lật trái trang thơ may ra anh đọc được trên kia đời tôi một ít
Thơ không phản ánh đời mình nhưng nó cũng dệt những mùa hoa.
(“Dệt thảm” – Chế Lan Viên)
10. Nếu không chia sẻ với nhân dân trong lửa đạn thì lấy vốn trung thực ở đâu cho tâm hồn mà cầm bút.
(Xuân Diệu)
11. Đãi khe suối, đãi dòng sông
Mồ hôi đãi vàng bốc hơi trên cát
Tôi đãi lại dọc triền cát bạc
Tìm ánh vàng trong muối mặn mồ hôi”
(“Đãi cát tìm vàng” – Nguyễn Duy)
12. Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
(Phùng Quán)
Nguồn tham khảo: theki.vn
Đọc thêm tác phẩm - Sống thêm nhiều cuộc đời